Sau một chu kỳ hồi phục, thị trường bất động sản (BĐS) đang có những dấu hiệu chững lại, đồng thời, bộc lộ những yếu tố bất ổn liên quan đến thị trường và "sức khỏe doanh nghiệp".
Hơn lúc nào hết, đây là lúc "cánh chim báo bão" của nền kinh tế cần được tiếp sức - đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh (HoREA) khi trao đổi với Kinh tế & Đô thị về tình hình thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh quý I/2016.
Giao dịch chững lại, cung “lệch pha” cầu
Theo ông Lê Hoàng Châu, trong quý I/2016, thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu chững lại về giao dịch, đồng thời bộc lộ những yếu tố bất ổn. Trong đó, đáng chú ý là việc các doanh nghiệp (DN) quá chú trọng phân khúc căn hộ cao cấp, dẫn đến tình trạng mất cân đối về cung cầu, dự án ngưng thi công còn nhiều. Cụ thể l, trong quý 1, các DN đã bán được khoảng 9.000 căn trong tổng số khoảng 57.000 căn dự kiến chào bán trong năm 2016. Đây là con số không như mong đợi và "rất hạn chế" nếu so với quý IV/2015 - Đó là yếu tố bất ổn thứ nhất.
Thị trường BĐS TP Hồ Chí Minh quý 1/2016 đang có dấu hiệu chững lại và bộc lộ nhiều bất ổn.
Phân khúc nhà ở thương mại có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng/căn trong nhiều năm qua vẫn là phân khúc phát triển bền vững, đóng vai trò trụ cột của thị trường bởi đáp ứng nhu cầu thật của phần lớn người tiêu dùng nhưng hiện nay nguồn cung không đủ cầu. Ngược lại, phân khúc BĐS cao cấp tập trung ở khu trung tâm, khu Đông và Nam lại đang nở rộ, áp đảo về nguồn cung - đó là yếu tố bất ổn thứ 2. Toàn TP hiện có khoảng 1.219 dự án với quy mô 315.500 căn hộ. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại đã có đến 137 dự án tạm ngưng thi công hoặc hết hạn công nhận chủ đầu tư - Đây không chỉ là một trong những yếu tố bất ổn mà còn là dấu hiệu nguy hiểm đối với không chỉ riêng BĐS, mà có khả năng tác động đến "sức khỏe" của cả nền kinh tế.
3 vấn đề nổi cộm cần tháo gỡ
Về chính sách, theo ông Nguyễn Hoàng Châu, có ít nhất 3 vấn đề nổi cộm có tác động không nhỏ đến sự phát triển của DN và thị trường BĐS. Thứ nhất, hiện nay, tiền sử dụng đất vẫn là “ẩn số”, là gánh nặng, đồng thời là “cha đẻ” của cơ chế xin – cho, phát sinh nhiều tiêu cực mà cuối cùng người tiêu dùng phải gánh chịu khi mua nhà. Chính vì vậy, Nhà nước cần xem xét sửa đổi cách tính tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở. Về lâu dài, nên bỏ hẳn khái niệm “tiền sử dụng đất” mà thay thế bằng sắc thuế sử dụng đất ở với thuế suất nhất định. Như vậy, vừa minh bạch, vừa dễ tính toán và loại trừ được cơ chế xin – cho.
Thứ hai, từ khi Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực cho đến nay, cũng là khoảng thời gian mà nhiều DN gặp trở ngại rất lớn do gặp khó khăn trong khâu xét duyệt hồ sơ lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở. Nguyên nhân do tại khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở và khoản 2 Điều 18 Nghị định 99/2015/NĐ-CP đã quy định là DN khi đã nhận chuyển quyền sử dụng "đất ở" thì mới được lựa chọn làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại. Quy định này vừa không phù hợp với thực tế vừa xung đột với Luật Đất đai 2013 vì tại khoản (1.b) Điều 169 của Luật Đất đai đã quy định tổ chức kinh tế được nhận chuyển quyền sử dụng "đất" bao gồm cả đất ở, đất nông nghiệp... Do vậy, cần phải sửa đổi ngay khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở bằng cách thay thế từ "đất ở" thành từ "đất" để phù hợp với khoản (1.b) Điều 169 Luật Đất đai 2013 đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ được ách tắc lớn nhất hiện nay trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở.
Thứ ba, hiện nay Nhà nước cho phép hạch toán bù trừ trong quá trình kinh doanh để xác định lợi nhuận và nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN đối với một số lĩnh vực ngành nghề. Nhưng cơ chế này lại không được áp dụng cho hoạt động kinh doanh BĐS. Cụ thể, DN không được lấy lợi nhuận trong hoạt động ở các lĩnh vực khác để bù trừ cho kinh doanh BĐS và ngược lại cũng không được lấy lợi nhuận từ kinh doanh BĐS để bù trừ cho các hoạt động khác. Đây là quy định bất hợp lý và không còn phù hợp với tinh thần đổi mới khi xây dựng Luật Đầu tư 2014 đã quy định nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Hơn nữa, trong cùng một DN thì các hoạt động đầu tư, kinh doanh đều được đầu tư từ nguồn vốn của DN, có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả sản xuất, kinh doanh chính là kết quả tổng hợp của các hoạt động trên. Do vậy, cần bãi bỏ quy định lỗi thời này và cho phép tất cả các DN, trong đó có DN BĐS được hạch toán bù trừ giữa các hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhau phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước ta đã ký kết. Nguồn:
Báo Xây Dựng Số lượt đọc:
434
-
Cập nhật lần cuối:
11/05/2016 09:09:39 AM Bộ Xây dựng công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2023 và cả năm 2023 Ngày 12/01/2024, Bộ Xây dựng đã có Thông cáo 04/TC-BXD về việc công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2023 và cả năm 2023. Sở Xây dựng Thái Bình tổ chức kỳ thi sát hạch cấp Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sảnSáng 20/01/2024, Sở Xây dựng Thái Bình đã ủy quyền Trung tâm Nghiên cứu nhà ở và thị trường bất động sản tổ chức kỳ thi sát hạch cấp Chứng chỉ môi giới bất động sản
Hoạch định chiến lược và đổi mới công cụ quản lý nhà nước về phát triển nhà ở trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam Nghiên cứu này phân tích quá trình đổi mới quản lý nhà nước sử dụng hoạch định chiến lược nhà ở tại Việt Nam qua các thời kỳ và nêu lên một số tồn tại cần hoàn thiện tại Việt Nam.
Tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản tại tỉnh Vĩnh PhúcSáng 25-9, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đã ủy quyền cho Trung tâm Nghiên cứu nhà ở và thị trường bất động sản (Cục QLN và TT BĐS – BXD) tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Quyết định chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-202
Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vữngChiều 14/7/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Hội nghị kết nối trực tuyến với các thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
Bộ Xây dựng định kỳ công bố thông tin về nhà ở, thị trường bất động sảnBộ Xây dựng định kỳ công bố các thông tin cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi toàn quốc tại Cổng thông tin của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản (http://www.batdongsan.xaydung.gov.vn). Bài khác: Khai giảng khóa đào tạo quản lý vận hành nhà chung cư tại Công ty TNHH QL BĐS VinhomesNgày 22 tháng 4 năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu nhà ở và Thị trường bất động sản (HRC) đã phối hợp với Công ty TNHH QL BĐS Vinhomes tổ chức khai giảng khóa đào tạo quản lý Ba loại hình bất động sản dân cư nở rộ tại đô thịMỗi loại hình bất động sản có những đặc điểm riêng, nhắm đến một đối tượng khách hàng nhất định và tạo nên bức tranh đa dạng cho thị trường nhà đất đô thị. Tập trung hoàn thành xây dựng Chương trình hành động của Bộ Xây dựng giai đoạn 2016 - 2020Ngày 14/4, tại Hà Nội, tân Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban về công tác chỉ đạo điều hành Quý I, Chương trình công tác tháng 4 Hôm nay, bế mạc kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIIITheo chương trình làm việc, sáng nay (12/4), kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII sẽ họp phiên bế mạc. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến nhân sự cấp cao của Nhà nước. Các khu tập thể cũ được xây cao đến 24 tầngChủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội. Giao dịch biệt thự Đà Nẵng tăng mạnhTheo kết quả nghiên cứu thị trường BĐS Đà Nẵng vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Savills Việt nam công bố, hoạt động mua bán biệt thự tại đây tăng mạnh. Hội đồng Thi đua khen thưởng Cơ quan Bộ Xây dựng phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016Ngày 8/3/2016, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Hội đồng Thi đua khen thưởng Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức lễ Phát động thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016 |